TOP 3 Điều Cần Lưu Ý Khi Giao Dịch Bất Động Sản Lần Đầu Tiên
1. Mục đích mua nhà, mua bất động sản để làm gì?
- Đối với việc mua để ở thì nó là nhu cầu gần như là khá cơ bản. Nên chỉ cần chú trọng về mặt pháp lý, tính sở hữu và độ bền vững của căn nhà. Loại nhà mình cần lưạ chọn (Nhà riêng lẻ, liền kề, biệt thự…) số tầng, số phòng. Ngoài ra cần chú trọng thêm về mặt tiện ích, môi trường sống. Chỉ cần đảm bảo những yếu tố đó là có thể coi như ổn định.
- Đối với việc mua nhằm mục đích kinh doanh. Ngoài các yếu tố như mua để ở phía trên thì điều quan trọng nhất đó chính là vị trí. Với BDS mua nhằm mục đích kinh doanh thì vị trí là điều quan trọng nhất. Hầu như nó là yếu tố quyết định tới doanh thu cũng như sự phát triển của chủ sở hữu.
- Đối với việc mua nhằm đầu tư sinh lời cái đầu tiên bạn nên trang bị cho mình một vốn kiến thức về BDS, pháp lý, cũng như nắm được xu yếu của thị trường tính thanh khoản. Vì đấy là tính chất cũng như là cốt lõi quyết định việc đầu tư của bạn thành hay bại.
2. Xác định thời điểm mua nhà, mua BDS.
Ngoài việc xác định được mục tiêu thì xác định thời điểm mua nhà,BĐS cũng rất cần thiết. Khi xác định được thời điểm mua thì chúng ta sẽ có kế hoạch củ thể. Tính toán cấn đối lượng tài chính sao cho phù hợp nhất.
Thật sự rất khó để ước tính đúng 100% tiền mua nhà nên nếu đã có khoảng 70% giá trị căn nhà hãy quyết định mua nhanh chóng. Tất nhiên căn nhà, BDS đã được xem xét kỹ lưỡng. Nếu không quyết định mà chần chừ, giá có thể tăng lên. Lúc đó sẽ không có đủ tiền mua nhà, BDS nữa.
3. Quy trình – Pháp lý khi mua nhà,BDS.
Khi mua bán nhà,bds bạn cần nắm rõ và yêu cầu bên bán. Cung cấp đầy đủ các giấy tờ về mặt pháp lý của căn nhà,bds mà bạn muốn giao dịch. Các giấy tờ đó là gì, các bước giao dịch ra sao.
Quy định của pháp luật khi mua bán nhà ở, bds:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,bds (sổ đỏ, sổ hồng).
- Không bị kê biên thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
- Không có tranh chấp về quền sở hữu.
- Đất còn trong thời hạn sử dụng.
Kiểm tra tính pháp lý của nhà ở, bds khi giao dịch:
- Kiểm tra tình trạng của nhà ở,bds với cán bộ địa chính xã/phường hoặc UBND xã/phường nơi có bds.
- Kiểm tra sổ đổ/ sổ hồng với cán bộ phòng tài nguyên môi trường của quận/huyện nới có bds.
Các bước trong quá trình mua bán nhà ở,bds:
- Chốt giao dịch và đặt cọc.
- Ký kết hợp đồng mua bán và công chứng.
- Thuế Phí.
Lưu ý những điểm trong hợp đồng mua bán không thể bỏ qua nhằm tránh tranh chấp, khiếu nại:
- Giá mua (cần ghi rõ mua theo đúng thoả thuận)
- Giá mua ( cần ghi rõ diện tích mua vì đôi khi diện tích mua và diện tích xậy dựng thực tế có thể bao gồm cả diện tích không được cấp giấy phép)
- Tiền cọc ( ghi rõ ràng chính xác số tiền đã đặt cọc)
- Xậy dựng ( nếu là nhà ở hình thành trong tương lai, trong các dự án. Cần kiểm tra về thời gian xây dựng trong bao lâu, có được xây không, chi phí xây dựng nếu có. Ghi rõ trong hợp đồng cũng như nhăm căn cứ vào đó để tính toán chi phí.)
- Ngày bàn giao, thanh toán ( cần ghi rõ trên hợp đồng và các điều khoản tương ứng)
Kết Luận
Trên đây là một số thông tin khá hữu ích mà Nhà Phố Việt Nam muốn gửi tới bạn đọc. Đặc biệt đối với những bạn lần đầu giao dịch bất động sản, nên tìm hiểu kỹ và nắm vững nhằm tránh rủi ro trong giao dịch.
Nếu các bạn muốn mua bán hoặc giao dịch bất động sản cần một đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Tập Đoàn Nhà Phố Việt Nam là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Thông tin liên hệ:
TẬP ĐOÀN NHÀ PHỐ VIỆT NAM️
Hội Tụ - Chia Sẻ - Tạo Giá Trị
Hotline: 0832320202
Website: https://tuyendung-nhaphovietnam.vn/
𝐓𝐫𝐮̣ 𝐬𝐨̛̉ 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡: 102 Thái Thịnh - Tòa Hà Thành Plaza, Q Đống Đa, TP Hà Nội
𝐓𝐫𝐮̣ 𝐬𝐨̛̉ 𝐌𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠: 345+347+349 Trần Hưng Đạo, Đà Nẵng.
𝐓𝐫𝐮̣ 𝐬𝐨̛̉ 𝐌𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐍𝐚𝐦: 277B Cách Mạng Tháng Tám, Quận 10, TP Hồ Chí Minh